Sự khác biệt Ý Thức giữa Máy Móc và Sinh Vật ~ Đi Phượt Đó Đây

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Sự khác biệt Ý Thức giữa Máy Móc và Sinh Vật

Những cổ máy, những chiếc máy , những con robot luôn được tạo ra để phục vụ con người và nó được lập trình sẵn tất cả mọi thứ và thực hiện nó như một cổ máy. Chỉ biết thực hiện và không màng đến lo xa của những thứ khác. Những với sinh vật ý thức và thực hiện nó khác không phải như một cổ máy mà các bạn hay biết đó chính là 


Trẻ sơ sinh, bệnh nhân tổn thương não, máy móc phức tạp và động vật có thể hiển thị các dấu hiệu của ý thức
Một con vật cưng thì sao? Liệu nó có cảm giác về bản thân nó khi ở trong trạng thái của nó không? Nó có thể khao khát được chú ý, và dường như có một trải nghiệm chủ quan độc đáo, nhưng hai trường hợp này có gì khác biệt?
Những câu hỏi này không hề đơn giản. Làm thế nào và tại sao lại có những trường hợp cá biệt có thể làm cho chúng ta nhận thấy có ý thức vẫn còn là một trong những câu hỏi khó giải đáp nhất trong thời đại chúng ta.
Trẻ sơ sinh, bệnh nhân tổn thương não, máy móc phức tạp và động vật có thể hiển thị các dấu hiệu của ý thức. Tuy nhiên, mức độ và bản chất trải nghiệm ý thức của những thứ này vẫn còn là một điểm “bí ẩn” cho giới trí thức.
Có khả năng định lượng được ý thức là một bước tiến dài trên con đường tìm kiếm câu trả lời cho một số những vấn đề này. Từ góc độ lâm sàng, bất kỳ lý thuyết nào được đưa ra để giải quyết những câu hỏi này cũng cần phải có khả năng giải thích được tại sao một số khu vực của não bộ dường như lại rất thiết yếu đối với ý thức, và tại sao khi làm hư hỏng hoặc loại bỏ các khu vực khác dường như có tác động tương đối ít.
Một lý thuyết như vậy đã được sự ủng hộ trong cộng đồng khoa học. Nó được gọi là lý thuyết thông tin tích hợp (IIT), và đã được đề xuất vào năm 2008 bởi Giulio Tononi, một nhà thần kinh học tại Mỹ.
Nó cũng có một ý nghĩa khá ngạc nhiên: “Ý thức có thể, về nguyên tắc, được tìm thấy ở bất cứ đâu, nếu nơi đó có đúng loại thông tin đang được xử lý, cho dù đó là trong một bộ não hoặc một máy tính”.
Thông tin và ý thức
Lý thuyết này nói rằng một hệ vật lý có thể tạo ra ý thức nếu hai giả định vật lý sau đây được đáp ứng.
Đầu tiên là hệ vật lý đó phải rất giàu thông tin.
Nếu một hệ thống có thể nhận thức được một lượng khổng lồ các thứ, chẳng hạn như tất cả các khung hình trong một bộ phim nhưng mỗi khung hình đều rõ ràng riêng biệt, thế thì chúng ta có thể nói rằng trải nghiệm nhận thức này có tính tách biệt rất cao.
Cả bộ não của bạn và ổ đĩa cứng đều có khả năng chứa thông tin có tính tách biệt cao như vậy. Nhưng con người có ý thức còn máy tính thì không.
Vì vậy, sự khác biệt giữa ổ đĩa cứng và não bạn là gì? Rõ ràng bộ não con người cũng được tích hợp rất cao. Có tỷ tỷ các liên kết chéo giữa các đầu vào, vượt xa bất kỳ máy tính (hiện hành) nào.
Điều này đưa chúng ta đến những tiên đề thứ hai, đó là để cho ý thức xuất hiện thì hệ vật lý đó cũng phải được tích hợp cao.
Bất kỳ thông tin nào mà bạn ý thức được đều được biểu thị một cách toàn diện và trọn vẹn trong tâm trí của bạn. Bạn không thể tách riêng các khung hình của một bộ phim thành một loạt các hình ảnh tĩnh (hãy thử làm nếu bạn có khả năng đó). Bạn cũng không thể hoàn toàn cô lập các thông tin mà bạn nhận được từ mỗi giác quan.
Kết luận: “Sự tích hợp là một tiêu chuẩn phân biệt giữa não của chúng ta với các hệ thống rất phức tạp khác“.
Thông tin tích hợp và bộ não
Bằng cách vay mượn từ ngôn ngữ của toán học, IIT cố gắng tạo ra một con số duy nhất làm đơn vị đo lường thông tin tích hợp này, được gọi là phi (Φ, phát âm là “fi”).
Thứ gì có Φ thấp, chẳng hạn như một ổ đĩa cứng, sẽ không có ý thức. Trong khi đó, một cái gì đó với Φ đủ cao, như một bộ não động vật có vú, sẽ có ý thức.

ứ gì có Φ thấp, chẳng hạn như một ổ đĩa cứng, sẽ không có ý thức. Trong khi đó, một cái gì đó với Φ đủ cao, như một bộ não động vật có vú, sẽ có ý thức.
Điều thú vị là: “Φ là một con số dự đoán, có thể được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Nếu ý thức tương ứng với số lượng thông tin được tích hợp trong một hệ thống, thì các phép đo Φ sẽ có sự khác biệt trong các trạng thái biến đổi của ý thức“.
Nếu ý thức tương ứng với số lượng thông tin được tích hợp trong một hệ thống, thì các phép đo Φ sẽ có sự khác biệt trong các trạng thái biến đổi của ý thức.
Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một dụng cụ có khả năng đo một đại lượng có liên quan đến thông tin tích hợp trong bộ não con người, và thử nghiệm ý tưởng này.
Họ đã sử dụng xung điện để kích thích não bộ, và đã có thể phân biệt giữa bộ não tỉnh táo và bộ não bị gây mê mà không bị ảnh hưởng bởi sự phức tạp của hoạt động thần kinh.
Một biện pháp tương tự thậm chí còn có khả năng phân biệt giữa các bệnh nhân bị chấn thương não đến mức sống thực vật so với các trạng thái ít có ý thức. Đại lượng này cũng tăng lên khi bệnh nhân đi từ trạng thái không mơ ngủ đến trạng thái mơ ngủ hoàn toàn.
IIT cũng dự đoán tại sao tiểu não, một vùng ở phía sau của bộ não con người, dường như chỉ đóng góp tối thiểu trong ý thức, mặc dù nó có chứa nhiều tế bào thần kinh hơn bốn lần so với phần còn lại của vỏ não dường như là địa điểm diễn ra ý thức.
Tiểu não có một sự sắp xếp kết tinh các tế bào thần kinh tương đối đơn giản. Vì vậy, theo lý thuyết IIT thì khu vực này có thông tin phong phú, hoặc rất tách biệt, nhưng nó không có sự tích hợp, vốn là yêu cầu thứ hai của IIT.
Mặc dù còn có rất nhiều điểm cần phải hoàn thiện, lý thuyết này về ý thức vẫn có những gợi ý rất ấn tượng.
Nếu ý thức thực sự là một tính năng xuất hiện từ một mạng tích hợp cao, như IIT gợi ý, thế thì có lẽ tất cả các hệ thống phức tạp (chắc chắn là tất cả các sinh vật có não) đều có một số hình thức tối thiểu của ý thức.
Nói rộng ra, nếu ý thức được xác định bởi số lượng thông tin được tích hợp trong một hệ thống, thế thì chúng ta có thể cũng cần phải gạt đi chủ nghĩa con người là ngoại lệ khi cho rằng ý thức là độc quyền cho chúng ta.
Matthew Davidson là một nghiên cứu sinh tiến sĩ về khoa học thần kinh của ý thức tại Đại học Monash. Bài viết này đã được công bố trên The Conversation . 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét